ĐỊA DANH XA MÁT – Đào Thái Sơn

Đào Thái Sơn

1 giờ  · 

ĐỊA DANH XA MÁT

Cái tên Xa Mát quá quen thuộc với người dân Tây Ninh và các tỉnh thành lân cận, bởi nơi đây có cửa khẩu quốc tế cùng tên, thông với cửa khẩu Tropeang Phlong của vương quốc Camphuchia. Đặc biệt nơi đây còn có rừng Quốc gia Lò Gò – Xa Mát rất nổi tiếng của chốn địa đầu Bắc Tây Ninh.

Nói về địa danh Xa Mát, đầu tiên là tên của một con rạch. Con rạch này bắt nguồn từ hai con suối khác là suối Đa Ha và suối Tà Nốt bên nước bạn Camphuchia chảy qua biên giới đất Việt, cuối cùng thì đổ vào sông Cái Bắc. Sông Cái Bắc đến Vàm Trảng Trâu hợp với sông Cái Cậy hòa vào nhau thành sông Vàm Cỏ Đông. Cánh rừng rộng lớn có rạch Xa Mát chảy qua được gọi là rừng Xa Mát và cửa khẩu cuối đường Quốc lộ 22B cũng được gọi bằng tên này – Cửa khẩu Quốc tế Xa Mát. Vậy, Xa Mát nghĩa là gì? Thực ra đây là một từ gốc Khmer, là tên của cây tràm nước, người Khmer gọi là Smach, chẳng hạn như [đơm smach – ដើមស្មាច – cây tràm nước]; [prek smach – ព្រែកស្មាច – rạch tràm nước]; [prey smach – ព្រៃស្មាច – rừng tràm nước]… Nơi đây tuy là vùng phía bắc của tỉnh, nhưng lại có nhiều tràm nước mọc không khác mấy với vùng Bình Thạnh – Phước Chỉ của xứ Trảng Bàng. read more

Chùa La Bang ở Đôn Châu – Duyên Hải – Trà Vinh.

Gởi tặng thầy Cá Vàng

Chùa La Bang ở Đôn Châu – Duyên Hải – Trà Vinh.

Chùa vốn toạ lạc tại srok Sla Pang xưa của người Khmer. Sla Pang đúng là cây cao vua. Những ng Khmer ở đây mô tả 1 loại cây cao cao và có tán lá xoè.

Nơi này là srok Sla Pang của ng Khmer , chợ Đôn Châu hiện nay là chợ La Bang cũ.

Miếu Neakta cũng hơi khác. Những hòn đá cũng đc vẽ lên gương mặt tâm linh.

Nay kính.

Trả lại tên cho cửa sông Long Hậu (Tây viết sai là : Cung Hầu)

Dạo gần đây , tui ít có hứng viết. Phần vì ko còn ôm laptop , bài này phải viết bằng phone.

Có lẽ tui là người ko chịu tin hoàn toàn vào sách , và tui phải đi kiểm chứng lại. Sức chạy 1 ngày 550km vẫn còn tàm tạm (lần này Trà Vinh – Sóc Trăng= 570km). Lại gặp may mắn.

SLA PANG LÀ GÌ?

Hiện nay ở ấp La Bang Chùa, xã Đôn Châu, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh có ngôi chùa Phật giáo Nam tông tên tiếng Khmer là SLA PANG (ស្លាប៉ាង), tên tiếng Việt là LA BANG.

Mò mẫm trên mạng chúng tôi thấy trong một bài viết về lâm sản, mục Phụ phẩm làm thuốc, có nêu tên cây sla pang (ស្លាប៉ាង) và bộ phần dùng làm thuốc là lá. (https://choukhmer.wordpress.com/…/classification-of…/) read more

ĐỊA DANH “LẤP VÒ” CÓ GỐC KHMER LÀ “TAK POR”?

Trong cuốn Tên gọi sự vật sông nước miền Tây Nam Bộ của Hồ Văn Tuyên (Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2023) có đoạn sau đây:

“Cửa Lấp Vò, sông Lấp Vò, kênh/ rạch Lấp Vò cũng nhiều giả thuyết tương tự như rạch Châu Đốc nói trên. Quan điểm (1), cho rằng “Lấp Vò” là xuất phát từ động tác của công việc trong nghề trám lấp chỗ rò của thuyền ghe, “rò” đã được nói chệch thành “vò”. Quan điểm này khó chấp nhận vì âm “r” người Nam Bộ không phát âm thành “v” mà chỉ thành “g”. Quan điểm (2) dễ chấp nhận hơn: “Lấp Vò” có gốc Khmer là “Tak Por”, nghĩa là trát thuyền.” (tr.133-134). read more

ĐỊA DANH “LONG CHỮ” Ở TÂY NINH

1/- Trong Từ điển địa danh hành chính Nam bộ (Nxb Chính trị Quốc gia, 2008), tác giả Nguyễn Đình Tư viết về địa danh hành chính này như sau:

“Long Chữ – Thôn thuộc tg.Giai Hoá, h.Quang Hoá, p.Tân Bình, t.Gia Định từ năm Minh Mạng thứ 19. Trải qua triều Thiệu Trị, Tự Đức, đến đầu Pháp thuộc vẫn tổng cũ, đặt thuộc hạt tht.Trảng Bàng rồi Tây Ninh. Từ 5-1-1876 gọi là làng, đổi thuộc hạt thb.Tây Ninh. Từ 1-1-1900 thuộc t.Tây Ninh. Thập niên 20 thế kỷ XX thuộc q.Thái Bình, cùng tỉnh. Năm 1942 đổi thuộc q.Châu Thành, cùng tỉnh. Sau 1956 gọi là xã, vẫn tổng cũ, đổi thuộc q.Phước Ninh, cùng tỉnh. Sau 30-4-1975 đổi thuộc h.Bến Cầu, t.Tây Ninh. Là tên xã hiện nay.” (tr.553) read more

Cá linh

Cá linh cám (tên khoa học: Thynnichthys thynnoides) là một loài cá thuộc chi Cá linh cám thuộc họ Cá chép[5][6]. Loài này được Bleeker miêu tả năm 1852. Chúng phân bố trong lưu vực các sông Mê Kông và Chao Phraya, bán đảo Mã Lai, Sumatra, Borneo. Có thể có tại sông Mae Klong. Tên gọi trong tiếng Khmer là លេញ /lǝɲ/ linh, trey kros memay, trey lenh, trey linh.[7]

លេញ () kind of small white bony freshwater fish (prob. Dangila siamensis)

(v) to speak ironically; to joke, kid around

IPA: /lǝɲ/

Cá lăng vàng

Cá lăng vàng (danh pháp hai phầnHemibagrus nemurus) là một loài cá thuộc họ Cá lăng. Con đực trưởng thành dài 65 cm[1][2] Loài này phân bố ở các sông MekongChao Phraya và Xe Bangfai. Nó cũng hiện diện ở bán đảo MalaccaSumatraJava và Borneo.

ឆ្លាំង claŋ :kind of catfish (prob. Macrones sp.)

Cái lợp bắt cá

លប là dụng cụ bắt cá hình trụ

លប /lɔɔp/ phát âm rất giống lợp trong tiếng Việt

  • (adv) secretly, stealthily, furtively
  • (n) kind of cylindrical fish trap [plate 5]
  • (v) to sneak around, spy upon; to do something secretly / stealthily / furtively.

Cái lợp bắt cá là một dụng cụ trước đây được ngư dân miền Tây hay sử dụng.

Cái lợp bắt cá លប
Cái lợp bắt cá លប

Cái lợp bắt cá លប

Long Phú

Long Phú là một huyện của tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam.

Ca khúc Du Kích Long Phú
http://mp3.zing.vn/bai-hat/Du-Kich-Long-Phu-Cao-Minh/ZWZBWIA8.html

Chữ Hán, 隆富 Long Phú:

  • 隆 Long: đầy đủ, hưng thịnh, lớn, tốt đẹp
  • 富 Phú : giàu có

Người Khmer gọi Long Phú là អណ្ដូងទឹក / Ândong Tœ̆k /, tức cái giếng nước.

  • អណ្ដូង ( n ) [ʔɑndooŋ] : cái giếng, hầm mỏ
  • ទឹក ( n ) [tɨk] : nước
  • read more