Cầu Thúc Múc xã Long Thuận huyện Bến Cầu – Đào Thái Sơn

Đào Thái Sơn

3 ngày  · 

Xã Long Thuận huyện Bến Cầu có cầu Thúc Múc. Tên này xuất phát từ tiếng Khmer là Thmup – ធ្មប់ – nghĩa là phù thủy, người chuyên luyện bùa ngải để thư ếm người khác. Xa xưa nơi con rạch biên giới này, có người Thmup ở nên dân gian mới lưu truyền như thế.

THUẬN PHIẾM & THỦ CŨ THUẬN TẤN

Cá Vàng cùng với Lê Ngọc Quốc và 8 người khác.

Yêu thích  · 23 Tháng 3, 2023  · 

THUẬN PHIẾM & THỦ CŨ THUẬN TẤN

Trong Đại Nam nhất thống chí (An Giang tỉnh) của Quốc sử quán triều Nguyễn, Tu Trai Nguyễn Tạo dịch (Nha Văn hóa Bộ Quốc gia giáo dục xuất bản, 1959) có 2 đoạn sau đây:

“Thuận-phiếm thượng khẩu 順汎上口.

Ở phía đông-nam huyện Đông xuyên 58 dặm; thượng khẩu (miệng trên) tức là bờ phía nam sông Tiền-giang, rộng 4 trượng, sâu 1 trượng, chảy qua phía nam 13 dặm, Hạ-khẩu (miệng dưới) thông với sông Hậu-giang.”[1] (tr.51) read more

THÁ/ PHÁ & VÍ

Trong Đại Nam Quấc Âm Tự Vị, Huình Tịnh Paulus Của giảng về “cạy” 𢭄, “bát” 捌, “ví” 圍, “thá” 世 như sau:

“Cạy bát: Thường nói về sự chèo ghe, khiến đi qua tay mặt, hay là bên cọc chèo mũi, thì kêu là bát, khiến đi bên phía tay trái hay là bên cọc chèo bánh, thì kêu là cạy.” (tr.40)

“Thá ví: Tiếng kẻ cầm cày khiến trâu đi bên tả hay là bên hữu.” (tr.355)

ĐÔI ĐIỀU VỀ THỐT NỐT – TP. CẦN THƠ

VÀI LỜI THƯA TRƯỚC

Trong những năm 1935-1965, Thốt Nốt được xem là trung tâm đấu võ đài của miền Tây, do vậy mà trong dân gian còn lưu truyền mấy câu thơ mấy câu thơ sau đây:

Chợ Thốt Nốt có lập đài khán võ,

Chợ Cờ Đỏ tuy nhỏ mà đông.

Thấy em buôn bán anh chẳng vừa lòng,

Để anh đi đánh võ kiếm tiền đồng nuôi em.

NGUỒN GỐC ĐỊA DANH “THƠM RƠM” Ở THỐT NỐT

Thơm Rơm là tên rạch, tên cầu, tên chợ, tên làng nghề đan lưới… ở phường Tân Hưng, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ. Cái tên Thơm Rơm khiến nhiều người liên tưởng đến MÙI THƠM CỦA RƠM.

Trong bài “Làng đan lưới Thơm Rơm” đăng trên Mekong Delta Explorer (không ghi ngày đăng, không ghi tác giả) có đoạn sau đây:

Cá Thát Lát

Cá thát lát (danh pháp khoa họcNotopterus notopterus) là một loài cá nước ngọt, duy nhất của chi Notopterus trong họ Cá thát lát (Notopteridae). Ở Việt Nam, cái tên cá thác lác, hay còn gọi là phác lác, là một chữ có nguồn gốc từ tiếng Khmer.

ស្លាត slaat : kind of medium-sized flat fish with many bones (Notopterus hapirat)

CÂY THỐT NỐT TRONG ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI KHMER TÂY NINH

Đào Thái Sơn

https://i3.ytimg.com/vi/WpSPndjDVBw/maxresdefault.jpg

So với các tỉnh vùng Tây Nam Bộ thì dân số Khmer Tây Ninh không nhiều, cũng như lượng cây thốt nốt được trồng lâu nay ở đây cũng không thể sánh bằng, nhưng tình yêu đối với loại cây này, sự hiện diện của nó trong đời sống của bà con miền biên viễn thì không hề thua kém bất cứ nơi đâu. Cây thốt nốt luôn có mặt trong mọi bình diện đời sống của người dân tộc Khmer Tây Ninh từ mấy trăm năm nay. read more

Thủ Dầu Một

Thành phố Thủ Dầu Một là thành phố trực thuộc tỉnh Bình Dương.

Một số tác giả cho rằng Thủ Dầu Một là một cụm từ tiếng Việt được hình thành từ sự kết hợp giữa hai thành tố “Thủ” (có nghĩa là “giữ” ) “Dầu Một” là tên đất, được cấu tạo theo cách “Tên một loài thảo mộc đồng thời là từ chỉ số lượng”.

Theo truyền khẩu vì đồn binh canh giữ tại huyện lỵ Bình An nằm trên ngọn đồi có cây dầu lớn quen gọi là “cây dầu một” nên tên gọi Thủ Dầu Một ra đời. read more