XIN GÓP VÀI THÔNG TIN VỀ “CẦN THAY”

Cá Vàng

XIN GÓP VÀI THÔNG TIN VỀ “CẦN THAY”

1/. Trong GĐTTC 1820 (Quyển 5: Sản vật chí) của Trịnh Hoài Đức, Phạm Hoàng Quân dịch, chú và khảo chứng (Nxb Tổng Hợp Tp. HCM, 2019) có đoạn sau đây:

“Loài có mai thì có rùa núi, rùa ở đầm (tục gọi cần đước), rùa ở sông (tục gọi cần thay)…” (tr.536)

Đối ứng với cú đoạn trên, bản Hán Nôm GĐTTC của Viện Sử học chép như sau:

“介虫, 山亀澤亀俗名芹徳, 水亀俗名芹台…”. read more

BÚNG BÌNH THIÊN và BÌNH THIÊN ĐÃNG

Tác giả: Cao Văn Nghiệp

Cá Vàng facebook.com/ca.vang.777

Nguồn : https://www.facebook.com/ca.vang.777/posts/pfbid0EBbjj4mrsJweqzDFnLkVxi5eFugzfu7T2wNmLVKUznVhN3EoFQn8ihE9VGakYz6Rl

Về từ “búng” (trong Búng Bình Thiên), thầy Sok Kha Mo Ni cho biết:
“Tôi có đi thực tế với các bạn Chăm thì họ nói “búng” xuất phát từ com pung- ka bung/ កំពង់/ bến nước. Vùng kế cận có “bung xăng”/ bến nước có cây cây cần thăng.” read more

ĐỊA DANH CHÂU ĐỐC

Cá Vàng cùng với Lê Ngọc Quốc và 11 người khác.

Yêu thích  · 24 Tháng 1, 2023  · 

ĐỊA DANH CHÂU ĐỐC

Châu Đốc là tên sông/ rạch, tên đạo, tên xứ, tên sở thủ ngự, tên đồn, tên bảo, tên hạt, tên tỉnh, tên thị xã, tên thành phố…

1/. Sông/ rạch Châu Đốc: Lê Quang Định, trong Hoàng Việt nhất thống dư địa chí 1806 (quyển 1 và quyển 7) gọi là rạch Châu Đốc (Châu Đốc rạch 朱篤瀝). Lúc đó rạch này thuộc dinh Vĩnh Trấn. Đến năm 1808 (năm Gia Long thứ 7), dinh Vĩnh Trấn đổi thành trấn Vĩnh Thanh. Trịnh Hoài Đức, trong Gia Định thành thông chí 1820 (quyển 2) gọi là sông Châu Đốc (Châu Đốc giang 朱篤江). Năm 1832 (năm Minh Mạng thứ 13), tỉnh An Giang được thành lập. Trong Đại Nam nhất thống chí (An Giang tỉnh), Quốc sử quán triều Nguyễn cũng gọi là sông Châu Đốc (Châu Đốc giang 朱 篤 江). read more

THUẬN PHIẾM & THỦ CŨ THUẬN TẤN

Cá Vàng cùng với Lê Ngọc Quốc và 8 người khác.

Yêu thích  · 23 Tháng 3, 2023  · 

THUẬN PHIẾM & THỦ CŨ THUẬN TẤN

Trong Đại Nam nhất thống chí (An Giang tỉnh) của Quốc sử quán triều Nguyễn, Tu Trai Nguyễn Tạo dịch (Nha Văn hóa Bộ Quốc gia giáo dục xuất bản, 1959) có 2 đoạn sau đây:

“Thuận-phiếm thượng khẩu 順汎上口.

Ở phía đông-nam huyện Đông xuyên 58 dặm; thượng khẩu (miệng trên) tức là bờ phía nam sông Tiền-giang, rộng 4 trượng, sâu 1 trượng, chảy qua phía nam 13 dặm, Hạ-khẩu (miệng dưới) thông với sông Hậu-giang.”[1] (tr.51) read more

PHÂN THỦ ĐẠO VÀM NAO

Cá Vàng cùng với Lê Ngọc Quốc và 8 người khác.

Yêu thích  · 22 Tháng 3, 2023  · 

PHÂN THỦ ĐẠO VÀM NAO

Trong Hoàng Việt nhất thống dư địa chí (ở sau viết tắt là HVNTDĐC 1806) của Lê Quang Định, Phan Đăng dịch, Nxb Thuận Hóa 2005, có đoạn sau đây:

“300 tầm, phía bên phải của sông có hai cái cồn, một cái gọi là cù lao Lão Nghĩa, một cái gọi là cù lao Vàm Nao. Phía phải của cồn này có một cái cồn lớn, tục gọi là cù lao Tây, ở đó có dân cư và ruộng vườn, phía bắc của cồn này lại có bốn cồn nữa: Cái ở trên gọi là cù lao Chuột, cái ở giữa gọi là Cái Chùy Ba Răng, cái cuối gọi là cù lao Đao Lửa. Đến rạch Vàm Nao Thượng, rạch rộng 8 tầm, sâu 2 tầm, phía nam của rạch đi 16.318 tầm đến rạch Vàm Nao Hạ rồi thông vào bên trái của Hậu Giang, hai bên bờ là ruộng vườn của người Miên, bên trong là các súc [Súc: một thôn xóm, như bản làng – Phan Đăng chú] của người Cao Miên.” (tr.105) read more

THẮC MẮC CÙ LAO VÀM NAO?

Cá Vàng cùng với Lê Tiên Sắc và 4 người khác.

Yêu thích  · 29 Tháng 3, 2023  · 

THẮC MẮC CÙ LAO VÀM NAO?

Trong Hoàng Việt nhất thống dư địa chí (ở sau viết tắt là HVNTDĐC 1806), quyển 7, của Lê Quang Định, Phan Đăng dịch, Nxb Thuận Hóa 2005, có đoạn sau đây:

“300 tầm, phía bên phải của sông có hai cái cồn, một cái gọi là cù lao Lão Nghĩa, một cái gọi là cù lao Vàm Nao. Phía phải của cồn này có một cái cồn lớn, tục gọi là cù lao Tây, ở đó có dân cư và ruộng vườn, phía bắc của cồn này lại có bốn cồn nữa: Cái ở trên gọi là cù lao Chuột, cái ở giữa gọi là Cái Chùy Ba Răng, cái cuối gọi là cù lao Đao Lửa. (tr.105) read more

ĐỒN THỦ THẢO Ở VÀM LONG XUYÊN

Cá Vàng cùng với Lê Ngọc Quốc và 9 người khác.

Yêu thích  · 27 Tháng 5  · 

ĐỒN THỦ THẢO Ở VÀM LONG XUYÊN

Trong cuốn Chuyên khảo về tỉnh Long Xuyên – Tập XII (1905) của Hội Nghiên cứu Đông Dương, Nguyễn Nghị – Nguyễn Thanh Long dịch, Đào Thị Tú Uyên biên tập và sửa bản in (Nxb Trẻ 2017) có đoạn sau đây:

“…Nguyễn Cư Trinh dựng đồn tại Bình-dức, cửa rạch Long-xuyên[5], để làm nơi trưng binh lính từ Cà Mau chống lại người Cam-bốt. Công trình này mang tên Thu-thao-đồn[6] và đạo quân nhỏ đóng ở đây có tên là Long-xuyên-đạo[7].” (tr.35) read more

VÀI ĐỊA DANH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÂY TRÔM

Cá Vàng cùng với Lê Ngọc Quốc và 10 người khác.

Yêu thích  · 5 Tháng 4, 2023  · 

VÀI ĐỊA DANH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÂY TRÔM

1/. TRÔM là một loài thực vật thuộc chi Trôm trong họ Trôm. Cây này có lá chẻ và hoa có mùi hơi hôi. Loài này có nguồn gốc tự nhiên ở vùng nhiệt đới. Mủ trôm, hay còn gọi là nhựa trôm, là dịch tiết ra từ cây trôm. Khi ngâm trong nước lạnh với tỉ lệ thấp (4-5%) nhựa trôm sẽ trở thành dạng keo. Mủ trôm có màu trắng, dạng thạch đặc, vón thành từng cục như sương sa. Mủ trôm được sử dụng làm thức uống giải khát, giải độc và chống táo bón do có thành phần chất xơ cao có khả năng trương nở lên gấp từ tám đến mười lần trong nước và kết dính cặn bã độc hại trong ruột già, tăng lượng phân và nhu động ruột. Mủ trôm góp phần cải thiện độ mỡ trong máu, tăng cảm giác no và điều tiết lượng đường trong máu ở người thừa cân, béo phì hoặc đái tháo đường. Ngoài ra, nhờ tính dính nên nhựa trôm thường được dùng làm chất để kết dính trong ngành dược và kỹ nghệ. (Theo https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C3%B4m) read more

CÂY TRÔM & VÀI ĐỊA DANH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÂY TRÔM

Cá Vàng — với Nguyễn Thanh Lợi và 5 người khác.

Yêu thích  · 25 Tháng 4, 2021  · 

CÂY TRÔM & VÀI ĐỊA DANH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÂY TRÔM

TRÔM là một loài thực vật thuộc chi Trôm trong họ Trôm. Cây này có lá chẻ và hoa có mùi hơi hôi. Loài này có nguồn gốc tự nhiên ở vùng nhiệt đới. Mủ trôm, hay còn gọi là nhựa trôm, là dịch tiết ra từ cây trôm. Khi ngâm trong nước lạnh với tỉ lệ thấp (4-5%) nhựa trôm sẽ trở thành dạng keo. Mủ trôm có màu trắng, dạng thạch đặc, vón thành từng cục như sương sa. Mủ trôm được sử dụng làm thức uống giải khát, giải độc và chống táo bón do có thành phần chất xơ cao có khả năng trương nở lên gấp từ tám đến mười lần trong nước và kết dính cặn bã độc hại trong ruột già, tăng lượng phân và nhu động ruột. Mủ trôm góp phần cải thiện độ mỡ trong máu, tăng cảm giác no và điều tiết lượng đường trong máu ở người thừa cân, béo phì hoặc đái tháo đường. Ngoài ra, nhờ tính dính nên nhựa trôm thường được dùng làm chất để kết dính trong ngành dược và kỹ nghệ. (Theo https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C3%B4m) read more

ĐỊA DANH CẦN ĐĂNG Ở AN GIANG

Cá Vàng cùng với Lê Ngọc Quốc và 9 người khác.

Yêu thích  · 26 Tháng 2, 2023  · 

ĐỊA DANH CẦN ĐĂNG Ở AN GIANG

Trong bài CẦN ĐĂNG (đăng ngày ngày 23 tháng 2 năm 2019), tác giả Nguyễn Thanh Lợi cho biết:

“Địa danh Cần Đăng được Việt hóa từ Kandal, tên một tỉnh của Campuchia, ôm trọn thủ đô Phnôm Pênh. Trong tiếng Khmer nó có nghĩa là “miền Trung” hay “trung tâm”, gần giống với nghĩa của địa danh Châu Thành. Hình bên dưới là tượng Ta Khmau nằm ở cửa ngõ vào Phnôm Pênh, thuộc địa bàn tỉnh Kandal. Cầu và đường Cần Đăng nằm trên quốc lộ 22B, thị trấn Tân Biên (Tây Ninh), cách cửa khẩu Xa Mát không xa. An Giang cũng có xã Cần Đăng, rạch Cần Đăng, chợ Cần Đăng, trường PTTH Cần Đăng thuộc huyện Châu Thành. Đây là một hiện tượng “dịch chuyển” địa danh thú vị, cả về cách phiên âm lẫn không gian của địa danh.” (https://www.facebook.com/nguyenthanh.loi.1/posts/pfbid02JfPSkM3soiqQxoubbnV68ULHtcB7r14B2mAoE7EdWvnH5zQnpqWjsUoZnrLZJ5TCl) read more