ĐỒN THỦ THẢO Ở VÀM LONG XUYÊN

Cá Vàng cùng với Lê Ngọc Quốc và 9 người khác.

Yêu thích  · 27 Tháng 5  · 

ĐỒN THỦ THẢO Ở VÀM LONG XUYÊN

Trong cuốn Chuyên khảo về tỉnh Long Xuyên – Tập XII (1905) của Hội Nghiên cứu Đông Dương, Nguyễn Nghị – Nguyễn Thanh Long dịch, Đào Thị Tú Uyên biên tập và sửa bản in (Nxb Trẻ 2017) có đoạn sau đây:

“…Nguyễn Cư Trinh dựng đồn tại Bình-dức, cửa rạch Long-xuyên[5], để làm nơi trưng binh lính từ Cà Mau chống lại người Cam-bốt. Công trình này mang tên Thu-thao-đồn[6] và đạo quân nhỏ đóng ở đây có tên là Long-xuyên-đạo[7].” (tr.35)

Về “Thu-thao-đồn”, BTV (có lẽ là Đào Thị Tú Uyên) chú thích như sau:

“[6] Có lẽ là đồn thu thuế. Đại Nam nhất thống chí viết, thủ Đông Xuyên cũ ở phía Tây sông Hậu, tại vàm rạch Tam Khê, trước đặt làm sở thuế quan.” (BTV) (tr.35)

NGHI VẤN

Vì không có nguyên tác Monographie de la province de Long Xuyen (ấn bản 1905) nên chúng tôi không biết lời dịch của Nguyễn Nghị – Nguyễn Thanh Long có hoàn toàn đúng hay không? Chúng tôi cũng không biết mấy ông trong Hội Nghiên cứu Đông Dương căn cứ vào đâu để viết đoạn trên, tức đoạn được mà Nguyễn Nghị – Nguyễn Thanh Long đã dịch ở trên.

Về chú thích của BTV, chúng tôi thấy trong Đại Nam nhất thống chí (Tập 5, Quyển 30: Tỉnh An Giang), Phạm Trọng Điềm dịch, Đào Duy Anh hiệu đính (Nxb Thuận Hóa, Huế, 2006) có đoạn sau đây:

“Thủ Đông Xuyên cũ: ở đường lạch bờ phía tây Hậu Giang thuộc địa phận huyện Tây Xuyên, đặt từ năm Kỉ Dậu, đầu đời trung hưng, sau bỏ. Năm Minh Mệnh thứ 18 đổi làm sở thuế quan, nay bỏ.” (tr.217)

Còn trong Đại Nam nhất thống chí (Tỉnh An Giang), bản dịch của Tu Trai Nguyễn Tạo (Nha Văn hoá Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản, 1959) thì có đoạn sau đây:

“Thủ cũ Đông Xuyên 東川故守 – Ở cảng-đạo bờ phía tây sông Hậu-giang thuộc huyện Tây-xuyên, đặt ra năm Kỷ-Dậu (1789) khi đầu Trung-hưng, sau bỏ. Đến năm Minh-Mạng thứ 18 (1837) lại đặt làm chỗ quan-sở của ải, nay cũng bỏ.” (tr.65)

Vậy đối ứng từ “quan-sở” (trong lời dịch của Tu Trai Nguyễn Tạo) có phải trong nguyên tác chép là “關所”? Và có phải vì “quan-sở” này đồng nghĩa với “關稅所”(quan thuế sở) nên Nguyễn Trọng Điềm dịch là “sở thuế quan” hay không? Hay là “quan-sở” ở đây là “quan cơ nhi bất chính” 關譏而不征 (trong sách Mạnh Tử, thiên Đằng Văn Công hạ), nghĩa là tra xét hành khách và hàng hóa mà không thu thuế?

Về “thu-thao-đồn” (lời dịch của Nguyễn Nghị – Nguyễn Thanh Long), chúng tôi còn thấy 2 lời giải thích sau được nêu trong một tác phẩm đang lưu hành trên mạng:

– là “đồn thủ Thảo, có nghĩa là đồn nhỏ, đơn sơ, có nhiều cây cỏ”.

– là “Thu Thuế đồn” bị người Pháp viết sai thành “Thu-thao-don”.

Thú thật là chúng tôi không biết mức độ khả tín của 2 lời giải thích đó như thế nào, ở đây chúng tôi xin được nói thêm là, sông/ rạch Long Xuyên gồm 2 đoạn; trong đó có đoạn từ vàm Long Xuyên đến khoảng ngã ba Ba Dầu:

– Trong địa bạ thôn Mỹ Phước (tổng Định Phước, huyện Tây Xuyên, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang), và 2 thôn Bình Đức, Vĩnh Thuận (tổng Định Thành, huyện Tây Xuyên, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang) lập năm 1836 đều chép là “Đông Xuyên đà” 東川沱 (rạch Đông Xuyên);

– Trong Tiểu giáo trình địa lý Nam Kỳ (ấn bản 1875), P.J.B. Trương Vĩnh Ký viết là “Thủ-thảo đà ou vàm Long-xuyên” (rạch Thủ Thảo hay vàm Long Xuyên);

– Trên Bản đồ hạt Long Xuyên vẽ khoảng cuối 1870 (tức bản đồ Wikipedia chú là “Bản đồ tỉnh Long Xuyên năm 1901” ) và trên bản đồ Nam Kỳ 1878 (La Cochinchine française en 1878) đều ghi là “R. Thủ thao” (Rạch Thủ Thảo); trên Bản đồ hạt Long Xuyên 1886 ghi là “Rạch Longxuyen” (Rạch Long Xuyên); trên Google map ghi là “Kênh Rạch Giá Long Xuyên”.

Duong Cong Duc  · 

Theo dõi

Đạo Long Xuyên thời Nguyễn Cư Trinh nằm ở tỉnh Cà Mau bây giờ, không phải thuộc tỉnh hay Tp Long Xuyên ngày nay. Ad vui lòng xem lại!

Cá Vàng

Cám ơn bạn đã góp ý. Ở trên tôi có nói: “Vì không có nguyên tác Monographie de la province de Long Xuyen (ấn bản 1905) nên chúng tôi không biết lời dịch của Nguyễn Nghị – Nguyễn Thanh Long có hoàn toàn đúng hay không? Chúng tôi cũng không biết mấy ông trong Hội Nghiên cứu Đông Dương căn cứ vào đâu để viết đoạn trên, tức đoạn được mà Nguyễn Nghị – Nguyễn Thanh Long đã dịch ở trên.”

Duong Cong Duc  · 

Theo dõi

Cá Vàng vâng Anh. Mình nghĩ phần đất nằm trong tỉnh Long Xuyên trong Monography…không liên quan đến phần đất Long Xuyên ở CaMau mà ngài Nguyễn Cư Trinh đề cập.

Tỉnh Long Xuyên lập sau 1900 còn đạo Long Xuyên có từ nửa đầu thế kỷ 18, cùng với đạo Kiên Giang…

Nguyen Phan

https://revues.vietnamica.online/…/anonyme-geographie…/

https://drive.google.com/file/d/107X3fliRF2s6V2C7I7GIDeXLQNQL3j7o/view?usp=sharing&fbclid=IwZXh0bgNhZW0CMTAAAR1iQSctuP2ACTMMuNbzSYFflfhSQ_tWV14RZAL0KjXpq_FJgEd2vzwrY5I_aem_7-nbaD2zye4wERf1ucsGSA

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *