Cần Đước

Đúng, địa danh Cần Đước có nguồn gốc là con rùa

Cần Đước là tên một huyện nằm ở phía đông nam tỉnh Long An, thuộc vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh. Đây là huyện ven biển, được sông Vàm Cỏ bao bọc.

Năm 1698, đất Cần Đước thuộc huyện Tân Bình, dinh Phiên Trấn, phủ Gia Định, rồi trấn Phiên An (1808). Năm Minh Mạng thứ 13 (1832), Cần Đước thuộc huyện Phước Lộc, phủ Tân An, tỉnh Gia Định.

Năm 1867, Cần Đước là huyện của phủ Phước Lộc, tỉnh Gia Định. Sau đó phủ Phước Lộc sáp nhập vào tỉnh Chợ Lớn.

Theo PGS.TS Lê Trung Hoa trong nghiên cứu Địa danh – những tấm bia lịch sử – văn hoá của đất nước, số lượng từ chỉ cầm thú trong ngôn ngữ dân tộc thiểu số trở thành yếu tố của địa danh ở Nam Bộ khá phong phú. Có thể kể đến là Cần Đước (rùa), Cần Thay (giống rùa quý), Cần Thơ (cá sặt rằn)…

Cần Đước gốc Khơ me là Andơk có nghĩa là “con rùa”.

https://vnexpress.net/nhung-dia-danh-co-nguon-goc-dong-vat-o-nam-bo-3609050-p4.html


Địa danh Cần Đước

Con càng đước còn có tên là cần đướccon rùa răngcon cua đinh là một giống sinh vật có rất nhiều trong vùng xung quanh sông Vàm Cỏ .Con càng đước này có liên quan tới cái tên huyện Cần Đước Long An ngày nay. Cái tên Cần Đước xuất phát từ cái doi đất nhô ra giữa sông mà sau đó cất chợ Cần Đước cũ (ngày nay khúc sông này đã bị lấp mất làm đường Trần Hưng Đạo của thị trấn Cần Đước kéo dài ra Quốc Lộ 50). Đặt tên đất Cần Đước vì ở đó có nhiều con cần đước.

Cần Đước là tiếng Miên On Đơk, tiếng Khmer chữ On Đơk (អណ្តើក) có nghĩa là con rùa. Nhưng con rùa ở đây là con càng đước, con cua đinh. Ngày xưa dân Cần Đước nói xứ mình là “xứ cua đinh


Vài nét về địa danh ở Cần Đước

ThS. NGUYỄN VĂN ĐÔNG

*Tên nầy gọi lên nghe mộc mạc, dân dã và không rõ nghĩa tiếng Việt. Nó được các nhà nghiên cứu xác định là có nguồn gốc từ tiếng Khmer, nhưng có nghĩa chính xác là gì thì đến nay cũng chưa được giải thích rõ ràng và thuyết phục.

Chỉ mới tạm thống nhất nghĩa của chữ “cần”. Theo đó thì “cần” theotiếng Kme có nghĩa là “xóm nhỏ” hay là có nguồn gốc từ chữ “mạc cần” nhưng rụng “mạc” chỉ còn “cần” như địa danh “Mạc cần dưng” và có nghĩalà “con đường nước”.

Còn “đước” theo tiếng Kme nghĩa là gì thì chưa giải thích được. Từ đócó người cho rằng Cần Đước có nghĩa là “xóm (làng) cây đước”. Cách giảithích nầy hơi gượng gạo vì tại sao trong khi từ “cần” được giải nghĩa theotiếng Kme, còn từ “đước” lại giải nghĩa theo tiếng Việt là “cây đước”!. Vậy“đước” trong tiếng Kme có nghĩa là gì hay cũng có nghĩa là “cây đước“?.

Từ đó có một cách giải thích đơn giản hơn, không đi sâu vào câu chữmà nghe dễ hiểu và có thể tạm chấp nhận được: -“Cần Đước” là gọi theo têncủa con cần đước!.

Trong thực tế có một con có tên gọi là con cần đước, cũng là một loạirùa và được phân biệt với rùa ở một chút khác nhau chỗ viền của cái mai. Gọi con cần đước là người Việt gọi theo tiếng của người Kme (candok), hiệnnay vùng Đồng Tháp Mười con nầy cũng còn khá nhiều.

Cho nên tên Cần Đước là cách phát âm theo từ candok là tiếng kmer đểgọi một loại rùa chứ không có nghĩa tiếng Việt. Vì vậy các cách giải thích địadanh Cần Đước theo cách chiết tự Cần là gì rồi Đước là gì theo tiếng kmer đãđi vào bế tắc cho đến nay.

Con cua đinh (ba ba) cũng là con cùng loại và người ta thường nói mộtcâu có vần là: -“cua đinh – cần đước”, tức là nói đến hai con: -con cua đinhvà con cần đước. Nhưng có người không biết có con cần đước thì lại hiểu: –nói như vậy là nói: -“con cua đinh ở xứ Cần Đước”. Có nghĩa là từ Cần Đướcđược hiểu là một “xứ” chứ không phải là một “con”.

Trong thực tế, khi đi xa gặp người lạ họ hỏi mình ở đâu, mình trả lời làở xứ Cần Đước, thì người ta hỏi ngay là: -ở Cần Đước mà có con cua đinh hông?. Hỏi như vậy là cũng từ một cách hiểu câu: -“cua đinh cần đước” như đã nói trên.

Vua Tự Đức có một bài thơ có tên là: -“Trảm cần đước chi đầu!” cónghĩa là “chặt đầu con cần đước”.

Ở Nam bộ có nhiều địa danh có nguồn gốc tiếng Khmer và có nghĩa như: Sóc Trăng là Srok Khleang (kho lẫm), Trà Vinh là Prah Trapeang (nơi thánh thiêng), Bạc Liêu là Pô Loenh (cây đa lớn), Cà Mau là Tuk Khmau(nước đen), Mỹ Tho là Mê Sâr (bà trắng), Sa Đéc là Phsa Dek (chợ sắt)…vì vậy Cần Đước cũng ở Nam Bộ và có nguồn gốc tiếng Khmer cũng là điều tương tự nhưng có khác là không có nghĩa Việt mà chỉ là tên gọi một loại rùa.



Con rùa và Con Cần Thay trong tiếng Khmer

អណ្ដើក (n) chip of wood from the outer part of a tree / log

(n) generic name for certain, usually hard-shelled, turtles (including members of the genera Testudo, Emys, Geoemyda, Cyclemis, and Pyxidia and poss. the soft-shelled genus Trionyx)

(n) kind of stomach disease

(n) spleen

IPA: /ʔɑndaǝk/

Ăng đớt, cần đước

Dict
កន្ធាយ(n) soft-shelled turtle (Trionyx ornatus)

IPA: /kɑntʰiey/

Cần Thay
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ba_ba_Nam_B%E1%BB%99

https://kheng.info/search/?query=turtle


Chuyện Đời Xưa Của Trương Vĩnh Ký – Người Giữ Lửa Cho Tiếng Việt Miền Nam

Nguyễn Văn Sâm (giới thiệu và chú giải)

Trang 92.

Mục chú giải 505.

Cần thay: bản in sai thành cầy thay. Đọc hoài mà không thông sau nhớ trực lại là con cần thay, nhờ mày mò theo cuốn tự điển của Huỳnh tiên sinh:

Con cần thay: Loài rùa; trứng nó ngon, vua Cao Mên có lệ cấm dân không đặng ăn phải để dành cho vua.”

G. Hue cắt nghĩa Con cần thay là rùa sống trong sông và con cần đước là loài rùa sống ở ao hồ.


Đại Nam Quấc âm tự vị  (1895) 
của Huỳnh Tịnh Của

Mục C

竿Cần c. n Cây dài có thể đưa lên đưa xuống.

― vọt.  Cây dài tra vào đầu trụ, làm như đòn cân thăng bằng, để mà cất đồ nặng, cất nước.

― cối.  Cây dài có tra mề để mà giã gạo, cần cối đạp.

― đạp.  .

Đánh ― đạp.  Đánh lừa, đánh đáo, đảo đi.

― bảy.  Bảy treo, thường dùng nguyên cây tre trồng dưới đất, đầu ngọn treo vòng kéo sát đất, gài vào cái máy, động máy thì phải bật lên, cùng gọi là cần bật.

― câu.  Cây tre dài, đầu chót cột nhợ câu; cây câu cá.

Con ― thay.  Loài rùa, trứng nó ngon, vua Cao-mên có lệ cấm dân không đặng ăn phải để dành cho vua.

Con ― đước.  Loài rùa.

4 bình luận về “Cần Đước”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *