Truyền thuyết về Cá Chình

Trong sách “Mộng khê bút đàm” của nhà khoa học nổi tiếng Thẩm Khoát thời Bắc Tống ghi lại một truyền thuyết về dùng cá chình chữa bệnh: “Có người bị bệnh lao, lúc đó lây lan cho rất nhiều người. Khi những người bị lao đó chết, dân làng cho vào hòm, để không hại đến những người còn lại. Có một chiếc quan tài trôi nổi đến Kim Sơn, được người đánh cá vớt lên mở ra xem, thấy một phụ nữ trẻ đang còn sống, liền đưa về lều đánh cá, thường xuyên cho ăn cá chình Nhật (con Lệch), lâu ngày khỏi bệnh, người đánh cá lấy làm vợ…

Ở Nhật Bản, có một câu chuyện được rất nhiều người biết đến… Thời cổ đại ngư dân Nhật Bản ra biển bắt cá chình. Có một ngư dân, trên thuyền của anh cũng có các thiết bị đánh cá giống như những người khác, nhưng mỗi lần anh chở cá về chúng đều còn sống. Vì thế cà của anh bán được giá gấp đôi người khác. Mấy năm sau, người ngư dân này đã trở thành một phú ông giàu có vang danh gần xa. Đến khi bệnh nặng không thể ra biển được nữa, người ngư dân mới đem bí mật của mình nói vơi con trai. Trong khoang thuyền chứa đầy cá chình, bỏ một con cá nheo vào đó. Trong tự nhiên cá chình và cá nheo luôn đánh nhau, để chống lại những đợt công kích của cá nheo, cá chình buộc phải cố gắng nghênh chiến. Trong tình trạng đấu tranh như vậy, bản năng sống của cá chình sẽ được huy động tối đa nên nó vẫn còn sống.

Người ngư dân còn nói với con trai, nguyên nhân khiến cá chình chết là vì chúng biết chúng đã bị bắt, trước mắt chúng chỉ có cái chết, hy vọng sống bị dập tắt nên ở trong khoang không được bao lâu thì chúng chết. Cuối cùng bác ngư dân khuyên các con phải dũng cảm đấu tranh, chỉ có đấu tranh thì cuộc sống mới tràn đầy niềm tin và hy vọng.

Tại Nhật Bản khi những đứa trẻ vừa mới hiểu chuyện, câu chuyện đầu tiên mà cha mẹ kể cho chúng chính là câu chuyện về cá chình. Tất cả những đứa trẻ Nhật Bản đã được truyền niềm tin: chỉ có dũng cảm mới có thành công và hy vọng.

*Vài nét sơ lược về Cá Chình

Tên Khoa học: Anguilla japonica Temminck et Schlegel, tên khác là cá chình Nhật, cá lạc, cá Thiết lình. Còn gọi là con Lệch, lươn biển.

Khi còn nhỏ cá cá chình sống ở biển và sống ở sông lúc trưởng thành

Đặc điểm: thân hình trụ, dài 30 – 40 cm, có khi hơn; đầu nhỏ, mõm nhọn, đuôi dẹt bên, tròn đầu; bộ vẩy thoái hóa, da trơn nhẫn; vây lưng thấp kéo dài suốt sống lưng nối với vây đuôi và vây hậu môn; vây ngực ngắn, không vây bụng; toàn thân có màu xám ánh xanh. Cá chình sống rất khỏe và lâu, có thể nhốt trong bể 5 ngày đến nửa tháng.

Cá chình có thể sống nước ngọt và mặn. Cá khi đến tuổi trường thành vào mua sinh sản chúng thường xuôi theo dòng chảy của các sông ra biển (vùng biển xa và sâu) để sinh đẻ cho an toàn. Để rồi sau mỗi mùa sinh sản thì cá chình con lại theo mẹ trở về các cửa sông, lội ngược dòng thác nghềnh lên sinh sống đầu nguồn và phát triển cho tới lúc trưởng thành.

Sưu tầm