Côn Đảo

Theo wikipedia:

Côn Đảo là một quần đảo ở ngoài khơi bờ biển Nam Bộ (Việt Nam) và cũng là huyện trực thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Côn Đảo hay Côn Sơn cũng hay dùng cho tên của hòn đảo lớn nhất trong quần đảo này. Lịch sử Việt Nam trước thế kỷ 20 thường gọi đảo Côn Sơn là đảo Côn Lôn hoặc Côn Nôn. Tên gọi cũ trong các văn bản tiếng Anh và tiếng Pháp là Poulo Condor.

Tên Côn Đảo có nguồn gốc Mã Lai, bắt nguồn từ danh xưng “Pulau Kundur” (nghĩa là “hòn Bí” ). Người châu Âu phiên âm là “Poulo Condor”. Sách sử Việt Nam thì gọi là “đảo Côn Lôn”. Riêng tên tiếng Khmer của đảo là “Koh Tralach”. read more

Tri Tôn

Tri Tôn là một huyện miền núi có diện tích lớn nhất và dân cư thưa thớt nhất tỉnh An Giang.

Theo wikipedia thì:

  • Địa danh Tri Tôn được xuất phát từ ngôi chùa Khmer là Xà Tón (Xvayton).
  • Theo lời kể dân gian ngày xưa nơi đây ít người sinh sống, trên những ngọn cây cao có rất nhiều khỉ thường xuống đất níu kéo người. Nên khi xây chùa người dân đã đặt cho ngôi chùa tên là Xvayton (Xvay: Khỉ; Ton: đeo, níu kéo) sau này nói chạy là Xà Tón và nay là Tri Tôn.
  • read more

    Giồng Riềng

    Giồng Riềng là một huyện của tỉnh Kiên Giang.

    Tiếng Khmer là ព្រៃរំដេង / Prey Rumdéng /, rừng cây riềng hoặc giồng riềng đúng như tên gọi trong tiếng Việt.

  • ព្រៃ ( n ) [prey] : rừng, hoang dã
  • រំដេង ( n ) [rumdeeŋ]: cây riềng, riềng nếp, hồng đậu khấu, sơn nại, sơn khương tử, Alpinia galanga
  • read more

    Biên Hòa

    Biên Hòa là tên một tỉnh cũ ở Đông Nam Bộ Việt Nam và thành phố tại tỉnh Đồng Nai hiện nay.

    Chữ Hán 边和 nghĩa là biên giới hòa bình. Tên gọi ra đời từ năm Gia Long thứ 7 (1808), dinh Trấn Biên được đổi thành trấn Biên Hòa.

    • 边 biên: biên giới
    • 和 hòa : hòa bình

    Tiếng Khmer gọi là ចង្វាត្រពាំង / Chângvéa Trâpeăng /, đầm lầy cá lòng tong.

  • ចង្វា ( n ) [cɑŋvaa]: Cá lòng tong vạch đỏ, cá lòng tong đuôi vàng, cá lòng tong đá, Rasbora aurotaenia, Pale rasbora. Cá này hay được sử dụng làm món mắm bò hóc trong ẩm thực của người Khmer
  • ត្រពាំង ( n ) [trɑpeaŋ]: ao, đầm lầy, vịnh
  • read more

    Cầu Kè

    Cầu Kè là huyện thuộc tỉnh Trà Vinh, Việt Nam.

    Tiếng Khmer gọi Cầu Kè là កំពង់ស្ពាន / Kâmpóng Spéan /, tức bến cầu.

    • កំពង់ ( n ) [kɑmpʊəŋ]: bến, cảng
    • ស្ពាន ( n ) [spien]: cây cầu; liên kết, gắn bó

    Ở Tây Ninh cũng có địa danh mang tên Bến Cầu.

    Vĩnh Lợi

    Vĩnh Lợi là một huyện ở phía đông nam tỉnh Bạc Liêu, Việt Nam.

    Vĩnh Lợi chữ Hán là 永利 : mãi mãi thuận lợi

    Người Khmer gọi Vĩnh Lợi là ព្រែកជ្រៅ / Prêk Chrŏu /: rạch sâu, sông sâu

    • ព្រែក ( n ) [prɛɛk] : kênh, rạch, sông nhỏ
    • ជ្រៅ ( adj ) [crɨv] : sâu, sâu thẳm

    Chưa rõ ở Vĩnh Lợi có có con rạch nào liên quan tới tên gọi này.

    Chùa Xiêm Cán (Chùa Komphir Sakor Prêchru)

    Chùa tọa lạc tại ấp Biển Đông A, xã Vĩnh Trạch Đông, thị xã Bạc Liêu, cách trung tâm thị xã 12 km về hướng đông nam.
    Tên chính thức là chùa Komphisako, hay còn gọi là chùa Prêk Sh’râu (nghĩa là Sông Sâu, chữ Xiêm Cán, tiếng Tiều, cũng cùng nghĩa này). read more

    An Biên

    An Biên là một huyện của Việt Nam, nằm trong tỉnh Kiên Giang (trước đó là tỉnh Rạch Giá). Huyện lỵ là thị trấn Thứ Ba.

    An Biên chữ Hán là 安邊 hoặc 安边 : biên giới an bình

    Người Khmer gọi An Biên là ព្រែកបី / Prêk Bei /: con kênh thứ 3

    • ព្រែក ( n ) [prɛɛk] : kênh, rạch
    • បី ( num ) [bəy]: số 3, thứ 3
    [youtube https://www.youtube.com/watch?v=r8-qLIaKvsw?si=CCyKkGu83EDqxR8M&w=560&h=315]

    Kiên Hải

    Kiên Hải là một huyện đảo của tỉnh Kiên Giang nằm ngoài khơi vùng biển Tây Nam Việt Nam. Huyện Kiên Hải có 4 xã là Hòn Tre (trung tâm hành chính), Lại Sơn, An Sơn và quần đảo Nam Du.

    Kiên Hải chữ Hán là 堅海 : kiên cường giữa biển cả.

    Người Khmer gọi Kiên Hải là: ប្រជុំកោះ / Prâchŭm Kaôh /: quần đảo

  • ប្រជុំ ( v ) [prɑcum] : tụ tập, nhóm hợp
  • កោះ ( n ) [kɑh]: hòn đảo, cù lao
  • read more

    Mỹ Xuyên

    Mỹ Xuyên là một huyện của tỉnh Sóc Trăng.

    Chữ Hán: 美川 Mỹ Xuyên : dòng sông đẹp.

    Tiếng Khmer gọi Mỹ Xuyên là / បាយឆៅ / Bay Chhau /, tức xứ Cơm Sống.

    • បាយ ( n ) [baay] : cơm, thức ăn
    • ឆៅ ( adj ) [cʰav] : sống, chưa chín

    Tham khảo sự tích Bãi Xàu:

    http://hoisuhoctphcm.com.vn/2013/12/thuong-cang-bai-xau-xua-va-nay/

    Do rạch Bãi Xàu có từ lâu đời nên – cùng với cả vùng đất này – có rất nhiều tên gọi[3]. Trước năm 1757, vùng đất này còn thuộc Thủy Chân Lạp nên được gọi là “Bày-chau”, tiếng Việt phiên âm là “Bãi Xàu”. Truyện cổ Khmer kể về sự tích nàng Chanh vốn là cung phi của vua Thủy Chân Lạp, bị vua nghi oan cho quân lính đuổi bắt. Nàng giong thuyền chạy từ sông Hậu, theo rạch Bãi Xàu để chạy ra cửa biển Mĩ Thanh. Đến chỗ giáp nước (thị trấn Mĩ Xuyên ngày nay) nàng dừng lại nấu cơm nhưng cơm chưa kịp chín thì quan quân đã đuổi đến nơi, nàng phải bỏ nồi cơm sống mà chạy tiếp, giữa đường nàng vất hết tư trang, kể cả cái ống nhổ bằng vàng. Khi quan quân đuổi ra tới cửa biển thì nàng cùng đường, phải nhảy xuống sông tự tử. Từ đó sông này được gọi là vàm nàng Chanh, người Việt nói trại thành “Mĩ Thanh”. Chỗ nàng bỏ nồi cơm sống gọi là “Bày-chau” (nghĩa là [xứ] “cơm sống”), chỗ nàng vứt cái ống nhổ gọi là “Cần Tho” (ống nhổ), người Việt nói trại thành “Dù Tho”[4]. read more