Trên biên giới Kà Tum có suối Tà Béc

Đào Thái Sơn

1 ngày  · 

Trên biên giới Kà Tum có suối Tà Béc. Tiếng Khmer là ព្រែកត្របែក ( ដើមត្របែក – cây ổi ). Suối này bắt nguồn từ biên giới Campuchia, chảy qua Cầu Da, vòng quanh Đồn Biên Phòng Kà Kum, sau đó hòa vào Suối Nước Đục ( ព្រែកទឹកល្អក់).

Cầu Thúc Múc xã Long Thuận huyện Bến Cầu – Đào Thái Sơn

Đào Thái Sơn

3 ngày  · 

Xã Long Thuận huyện Bến Cầu có cầu Thúc Múc. Tên này xuất phát từ tiếng Khmer là Thmup – ធ្មប់ – nghĩa là phù thủy, người chuyên luyện bùa ngải để thư ếm người khác. Xa xưa nơi con rạch biên giới này, có người Thmup ở nên dân gian mới lưu truyền như thế.

ĐỒNG PAL – MỘT ĐỊA DANH LỊCH SỬ – Đào Thái Sơn

Đào Thái Sơn

1 ngày  · 

ĐỒNG PAL – MỘT ĐỊA DANH LỊCH SỬ

Ở Tây Ninh có lẽ không ai không biết đến Đồng Pal. Đây là một địa danh đi vào lịch sử của tỉnh nhà. Trước đây, Đồng Pal thuộc về xã Thạnh Đông của huyện Tân Biên, nay là trung tâm Thị trấn của huyện Tân Châu.

Trước khi nói tới địa danh Đồng Pal, xin nói qua một chút lịch sử vùng đất của khu Thị trấn và một số phần lân cận của nó. Nếu khảo sát trên bản đồ Hạt tham biện Tây Ninh do Pháp vẽ năm 1896 thì toàn khu Thị trấn và một phần của hai xã Thạnh Đông và Tân Hiệp ngày nay thuộc về làng Cà Nhum của tổng Chơn Bà Đen. Căn cứ vào Từ điển Địa danh hành chính Nam Bộ của Nguyễn Đình Tư có thể lọc ra nhu sau: Tổng Chơn Bà Đen thành lập năm 1865 gồm có 5 làng là Cà Nhum, Ké Del, Rùng, Thùng và Ampil. Ngày 6-3-1891 thì làng Ampil giải thể, nhập vào làng Cà Nhum. Đến năm 1930 thì Cà Nhum thuộc quận Thái Bình, đến năm 1942 thì Thái Bình đổi tên là Châu Thành. Năm 1956 làng Cà Nhum được gọi là xã Cà Nhum. Đến 28-3-1957 thì xã Cà Nhum giải thể và nhập chung vào xã Khe Dol. Đến tháng 3 -1958 thì xã Khedol được đổi thành xã Tân Hưng. Lúc này Tân Hưng là một vùng đất vô cùng rộng lớn, gần như bao trùm cả Tân Châu ngày nay. Đến tháng 7-1958 xã Tân Hưng mới chia làm ba xã là Tân Hưng, Tân Hội và Tân Long. Lúc này Đồng Pal thuộc về xã Tân Hưng. Sau 1975 thành lập xã Thạnh Đông thì Đồng Pal thuộc về xã Thạnh Đông của huyện Tân Biên. Năm 1989 thành lập huyện Tân Châu, xã Thạnh Đông thuộc về huyện mới. Năm 1991 Thị trấn Tân Châu được thành lập trên một phần đất của Đồng Pal – Thạnh Đông và toàn bộ xã Tân Thạnh. read more

ĐỊA DANH BÔNG TRANG – Đào Thái Sơn

Đào Thái Sơn

1 ngày  · 

ĐỊA DANH BÔNG TRANG

Bông Trang hiện nay là tên một ấp của xã Thạnh Đức huyện Gò Dầu – Tây Ninh. Ấp này nằm cặp trên Quốc lộ 22, nếu đi từ hướng trung tâm Thành phố Tây Ninh thì qua địa phận Cẩm Giang là tới.

Trước khi nói tới địa danh Bông Trang, xin sơ lược một chút về xã Thạnh Đức. Thạnh Đức là một trong những thôn làng xưa của đất Tây Ninh. Làng này tính ra là được thành lập cùng thời với Thanh Phước, Phước Trạch… được người Việt khai mở sau khi đặt chân lên vùng Quang Hóa xưa. Theo Từ điển Địa danh hành chính Nam Bộ của Nguyễn Đình Tư cho biết: “Thôn thuộc tổng Triêm Hóa, huyện Quang Hóa, phủ Tây Ninh, tỉnh Gia Định, triều Thiệu Trị, Tự Đức. Đầu thời Pháp thuộc vẫn tổng cũ, đặt thuộc hạt thanh tra Tây Ninh, rồi Quang Hóa, rồi Trảng Bàng, rồi lại Tây Ninh. Từ 5-1-1876 gọi là làng thuộc hạt tham biện Tây Ninh. Từ 1-1-1900 thuộc tỉnh Tây Ninh. Từ 1903 thuộc quận Trảng Bàng cùng tỉnh. Từ sau 1956 gọi là xã thuộc quận Gò Dầu Hạ cùng tỉnh. Từ 1959 thuộc quận Khiêm Hanh cùng tỉnh. Sau 30-4-1975 thuộc huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh. Là tên xã hiện nay” (sđd, trang 1137-1138, NXB Chính trị quốc gia – 2008). read more

ĐỊA DANH XA MÁT – Đào Thái Sơn

Đào Thái Sơn

1 giờ  · 

ĐỊA DANH XA MÁT

Cái tên Xa Mát quá quen thuộc với người dân Tây Ninh và các tỉnh thành lân cận, bởi nơi đây có cửa khẩu quốc tế cùng tên, thông với cửa khẩu Tropeang Phlong của vương quốc Camphuchia. Đặc biệt nơi đây còn có rừng Quốc gia Lò Gò – Xa Mát rất nổi tiếng của chốn địa đầu Bắc Tây Ninh.

Nói về địa danh Xa Mát, đầu tiên là tên của một con rạch. Con rạch này bắt nguồn từ hai con suối khác là suối Đa Ha và suối Tà Nốt bên nước bạn Camphuchia chảy qua biên giới đất Việt, cuối cùng thì đổ vào sông Cái Bắc. Sông Cái Bắc đến Vàm Trảng Trâu hợp với sông Cái Cậy hòa vào nhau thành sông Vàm Cỏ Đông. Cánh rừng rộng lớn có rạch Xa Mát chảy qua được gọi là rừng Xa Mát và cửa khẩu cuối đường Quốc lộ 22B cũng được gọi bằng tên này – Cửa khẩu Quốc tế Xa Mát. Vậy, Xa Mát nghĩa là gì? Thực ra đây là một từ gốc Khmer, là tên của cây tràm nước, người Khmer gọi là Smach, chẳng hạn như [đơm smach – ដើមស្មាច – cây tràm nước]; [prek smach – ព្រែកស្មាច – rạch tràm nước]; [prey smach – ព្រៃស្មាច – rừng tràm nước]… Nơi đây tuy là vùng phía bắc của tỉnh, nhưng lại có nhiều tràm nước mọc không khác mấy với vùng Bình Thạnh – Phước Chỉ của xứ Trảng Bàng. read more