Cao Văn Nghiệp – CON CÀ TÔNG KHÔNG PHẢI LÀ NAI SỪNG TẤM

Cá Vàng

Yêu thích  · 30 Tháng 3 lúc 09:16  · 

CON CÀ TÔNG KHÔNG PHẢI LÀ NAI SỪNG TẤM

Trong cuốn “La Cochinchine et ses habitants – Provinces de l’Est (Imprimerie Commerciale Rey, Saigon, 1899) của bác sĩ J.C. Baurac có đoạn sau đây (lời dịch lời dịch của Huỳnh Ngọc Linh):

“Từ Cà Nhum đi Rùng và Sroc-Tranh[1] mất 5 giờ, hai làng này chủ yếu là người Cao Miên, họ tập trung ở rìa hạt Tây Ninh, trên biên giới vương quốc Cao Miên.

“Đây là một trong những khu vực nhiều thú rừng nhất các tỉnh miền Đông và từ đây có thể nhìn thấy những cánh đồng rộng lớn và những khoảng rừng thưa nằm cạnh Rùng, những đàn nai sừng tấm mà người An Nam gọi là con-cà-tong, có ngày đếm được 32 con đi thành đàn và, không xa đó là 7, 8 con hươu cũng làm thành một đàn riêng biệt, dường như chúng sống rất hòa thuận với nai sừng tấm; có 3 con bò rừng thong thả dạo bước ở bìa rừng cách lũ hươu chừng 50 mét.” (Huỳnh Ngọc Linh, Nam Kỳ và cư dân: Các tỉnh Miền Đông (Nxb Tổng Hợp Tp. HCM, năm 2022, tr.431)

Tuy bác sĩ J.C. Baurac gọi “con-cà-tong” là “élan” [nai sừng tấm] theo cách gọi của người Pháp lúc bấy giờ, nhưng ông cũng nói thêm rằng:

“Có nên gọi loài hươu thường được biết đến với tên con-cà-tong là nai sừng tấm không? Mặc dù nó giống nai sừng tấm có mặt trong phân loại của các nhà tự nhiên học nhưng vẫn không phải là loài sống ở Nam Kỳ và loài này cần phải được gọi bằng một cái tên đặc biệt, trước hết bởi sừng kỳ lạ, thường trổ những nhánh uốn cong duyên dáng. Chúng rất gần với hưu sao.”[2] (Lời dịch của Huỳnh Ngọc Linh, tr.432).

Trễ lắm là vào năm 1838, con cà-tong được người Pháp đổi gọi là “cerf d’Eld” như lời sau đây của 2 tác giả Henri Hồ Văn Cẩm và Trần Văn Nhân trong cuốn Săn bắn ỏ Ðông-Pháp (La chasse en Indochine) (Imprimerie de l’Union Nguyễn Văn Của, Saigon, 1938):

“Cà-tong. – Tiếng tây gọi là Cerf d’Eld, cà-tong ưa ở các miền trảng to từ Đàlạt trở xuống Djiring và các trảng mênh-mông ở Cao-Mên như miền Kratié, Sầm-Rồng, Chăk-đao[3], Cô-gia-đờ-đờn, Chong-Phla, mé biển hồ…” (tr. 232 – https://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k4247302d/f260).

Ngày nay, con cà tong được gọi là nai cà tông. Theo Wikipedia, “Nai cà tông (danh pháp: Rucervus eldii) là loài nai phân bố ở Đông Nam Á. Loài này được người phương tây phát hiện lần đầu ở Manipur thuộc Ấn Độ vào năm 1839. Tên khoa học ban đầu của nó là Cervus eldi được đặt năm 1844 bởi Lt. Percy Eld.

Đến đây chúng ta có thể nói rằng, con nai cà tông, trong khoảng từ năm 1899 trở về trước, người Pháp gọi là “élan” [nai sừng tấm], tức tạm mượn tên gọi một loài hươi nai sống ở xứ lạnh để đối dịch “con cà tong”. Về sau, trễ lắm là vào năm 1938, người Pháp đổi gọi là “cerf d’Eld”.

Nói thêm:

Tên khoa học ngày nay: Rucervus eldii

Tên tiếng Anh: Eld’deer

Tên tiếng Khmer: រមាំង (romaing)

————–

[1] Cà Nhum và Rùng là 2 trong số 4 làng thuộc tổng Chơn Bà Đen, Sroc Tranh, trên bản đồ hạt tham biện Tây Ninh 1896 ghi là “Sroc Trang (Hameau)” nghĩa là ấp Sroc Trang. Địa danh Sroc Trang còn được gọi là Sóc Con Trăng.

[2] Nguyên văn: “Est ce bien le nom d’élan qu’il faut donner au cerf connu sous le nom de con-cà-tong? Quoiqu’il ressemble beaucoup à l’élan qui figure dans les classifications des naturalistes, ce n’est cependant pas le même qui vit en Cochinchine et ce dernier devrait avoir une dénomination spéciale, surtout à cause de ses cornes aux formes capricieuses, dessinant en des branches régulièrement arquées leurs gracieux contours. Il se rapprocherait beaucoup plus de l’axis.” (p.278).

[3] Chăk-đao: Chúng tôi chưa biết vị trí của địa danh này trên bản đồ Campuchia, cũng không biết chữ Khmer viết ra sao, và địa danh này có liên quan gì đến địa danh Chắc Cà Đao ở thị trấn An Châu, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang hay không.

Cá Vàng

Nai cà tông: tên tiếng Khmer là រមាំង / romaing

(https://choukhmer.wordpress.com/2022/08/08/romaing/)

Cá Vàng

Sok Kha Mo Ni Có một giống bò rừng sống ở bắc Campuchia, nam Lào, đông Thái Lan và tây Việt Nam, người Khmer gọi là គោព្រៃ/ Kouprey/ Koprei (https://km.wikipedia.org/…/%E1%9E%82%E1%9F%84%E1%9E%96…)