Trương Thái Du – Cây mè vừng hồ ma

Thái Du Trương

9 phút  · 

#Mè#Vừng

Cây mè/vừng được du nhập từ Tây Á vào Á Đông ở thời Hán, nên tên gọi cổ xưa nhất của nó là Hồ ma 胡麻 (cây mè xứ Hồ). Do biến âm a/e, Ma 麻 miền nam Việt Nam đọc thành Mè, tương đồng với một số ngữ chi Mân Việt. Cự thắng 苣蕂 (ghép bởi Thắng 勝 và bộ Thảo đầu) hoặc Xưng 䕝 (ghép bởi Xưng 稱 và bộ Thảo đầu) là tên khác của Mè ghi trong các cổ tịch hàn lâm như Loại Thiên, Tập Vận. Vừng ở miền bắc là âm Đường Tống trung đại từ chữ Thắng và/hoặc Xứng. read more

Vàm ពាម bām piəm piem

Orthographic and Phonemic ពាម
bām
WT romanisation piəm
(standard) IPA(key) /piəm/

ពាម  (piəm)

ពាម  (piəm)

https://en.wiktionary.org/wiki/%E1%9E%96%E1%9E%B6%E1%9E%98

ពាម() harbor, port; mouth of a river, junction / confluence (of rivers, streams, etc.); delta

() Peam (former Cambodian name for the Vietnamese port of Hatien)

() Peam (former name of a Cambodian province now Kompong Trach District in Kampot Province)

IPA: /piem/

https://kheng.info/search/?query=%E1%9E%96%E1%9E%B6%E1%9E%98

Cây vừng

Lê Trung Hoa:

Cái Vừng là sông ở huyện Tân Châu. Cái Vừng là “sông chảy qua vùng có các cây vừng – thứ cây lớn lá, hay mọc theo đất bưng” (5).”

(https://diadanhkhmer.wordpress.com/2024/07/12/vai-net-ve-dia-danh-o-tinh-an-giang/)

https://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%ABng_(c%C3%A2y_g%E1%BB%97_l%E1%BB%9Bn)

Vừng hay còn gọi mừngsanvừng xoan (danh pháp khoa học: Careya arborea) là một loài thực vật có hoa trong họ Lecythidaceae. Loài này được Roxb. mô tả khoa học đầu tiên năm 1819. read more

CHIẾN CÔNG VÀM NAO – CỔ HŨ: ‘TRẢI BAO GIÓ DẬP SÓNG DỒI’

Le Cong Ly

23 Tháng 12, 2023  · 

CHIẾN CÔNG VÀM NAO – CỔ HŨ: ‘TRẢI BAO GIÓ DẬP SÓNG DỒI’

Trận Rạch Gầm – Xoài Mút 1785 của Nguyễn Huệ giờ ai hông biết: từ tên đường, tên trường, tên di tích quấc gia tới sách giáo khoa, kỉ iếu…Nầy ngang sức ngang tài, mỗi bên 2 vạn, Nguyễn Huệ đại thắng. Ai cũng ca tới mây xanh.

Trước nay mỗ cũng… biên biết chiến sự Vàm Nao – Cổ Hũ 1834 nhưng tưởng cũng lèng phèng nên hông để í. Tưởng lèng phèng bởi cả nước có ai quan tâm nói nhiều về trận đó đâu. Đùng cái, niên ngoái Angiang hội thảo Nao – Hũ, nhưng cũng chưa đánh động đặng mỗ. Đùng nữa, giữa niên nay Dongthap + hội Sử VN hô hội thảo Nao – Hũ lần 2. Mỗ thấy ngộ nhưng cũng chưa lay động. read more

ĐỊA DANH VÀM CỐNG: NHỮNG GHI CHÚ LIÊN QUAN

Vĩnh Thông

4 Tháng 11, 2019  · 

ĐỊA DANH VÀM CỐNG: NHỮNG GHI CHÚ LIÊN QUAN

— VĨNH THÔNG

Nói đến địa danh Vàm Cống, lâu nay nhiều người thường giải thích là vàm của một cái cống nào đó. Chúng ta biết, “vàm” là cửa của một dòng nước nhỏ – nơi nó đổ ra sông lớn, nhưng “cống” là gì và ở đâu? Qua đối chiếu các tư liệu từ triều Nguyễn đến thời Pháp thuộc và thực tế hiện nay, chúng tôi xin cung cấp thêm một số thông tin liên quan đến địa danh nầy. Do điều kiện tư liệu còn hạn chế và bất nhất, những kiến giải dưới đây có thể chưa thật sự hoàn chỉnh. Chúng tôi hy vọng đó có thể là những thông tin bước đầu và đáng ghi nhận. read more

PHÂN THỦ ĐẠO VÀM NAO

Cá Vàng cùng với Lê Ngọc Quốc và 8 người khác.

Yêu thích  · 22 Tháng 3, 2023  · 

PHÂN THỦ ĐẠO VÀM NAO

Trong Hoàng Việt nhất thống dư địa chí (ở sau viết tắt là HVNTDĐC 1806) của Lê Quang Định, Phan Đăng dịch, Nxb Thuận Hóa 2005, có đoạn sau đây:

“300 tầm, phía bên phải của sông có hai cái cồn, một cái gọi là cù lao Lão Nghĩa, một cái gọi là cù lao Vàm Nao. Phía phải của cồn này có một cái cồn lớn, tục gọi là cù lao Tây, ở đó có dân cư và ruộng vườn, phía bắc của cồn này lại có bốn cồn nữa: Cái ở trên gọi là cù lao Chuột, cái ở giữa gọi là Cái Chùy Ba Răng, cái cuối gọi là cù lao Đao Lửa. Đến rạch Vàm Nao Thượng, rạch rộng 8 tầm, sâu 2 tầm, phía nam của rạch đi 16.318 tầm đến rạch Vàm Nao Hạ rồi thông vào bên trái của Hậu Giang, hai bên bờ là ruộng vườn của người Miên, bên trong là các súc [Súc: một thôn xóm, như bản làng – Phan Đăng chú] của người Cao Miên.” (tr.105) read more

THẮC MẮC CÙ LAO VÀM NAO?

Cá Vàng cùng với Lê Tiên Sắc và 4 người khác.

Yêu thích  · 29 Tháng 3, 2023  · 

THẮC MẮC CÙ LAO VÀM NAO?

Trong Hoàng Việt nhất thống dư địa chí (ở sau viết tắt là HVNTDĐC 1806), quyển 7, của Lê Quang Định, Phan Đăng dịch, Nxb Thuận Hóa 2005, có đoạn sau đây:

“300 tầm, phía bên phải của sông có hai cái cồn, một cái gọi là cù lao Lão Nghĩa, một cái gọi là cù lao Vàm Nao. Phía phải của cồn này có một cái cồn lớn, tục gọi là cù lao Tây, ở đó có dân cư và ruộng vườn, phía bắc của cồn này lại có bốn cồn nữa: Cái ở trên gọi là cù lao Chuột, cái ở giữa gọi là Cái Chùy Ba Răng, cái cuối gọi là cù lao Đao Lửa. (tr.105) read more

ĐỒN THỦ THẢO Ở VÀM LONG XUYÊN

Cá Vàng cùng với Lê Ngọc Quốc và 9 người khác.

Yêu thích  · 27 Tháng 5  · 

ĐỒN THỦ THẢO Ở VÀM LONG XUYÊN

Trong cuốn Chuyên khảo về tỉnh Long Xuyên – Tập XII (1905) của Hội Nghiên cứu Đông Dương, Nguyễn Nghị – Nguyễn Thanh Long dịch, Đào Thị Tú Uyên biên tập và sửa bản in (Nxb Trẻ 2017) có đoạn sau đây:

“…Nguyễn Cư Trinh dựng đồn tại Bình-dức, cửa rạch Long-xuyên[5], để làm nơi trưng binh lính từ Cà Mau chống lại người Cam-bốt. Công trình này mang tên Thu-thao-đồn[6] và đạo quân nhỏ đóng ở đây có tên là Long-xuyên-đạo[7].” (tr.35) read more