Cù Lao Kết

Phần đất nằm giữa sông Tiền và sông Hậu từ Phnom Penh xuống tới Vàm Nao từ xưa được gọi là Cù Lao Kết.

Theo tác giả Nguyễn Văn Hầu, cù Lao Kết theo miêu tả có hình giống con Qui (rùa?).

Theo sách Monographie de la province de Châu Đốc (Địa phương chí tỉnh Châu Đốc) , xuất bản năm 1902, người Khmer gọi cù lao lớn này là Sla Kaet (ឃុំស្លាកែត), tức Cù lao cây Cau dại (aréquier sauvage). read more

Tà Lơn

Núi Tà Lơn (người Khmer gọi là núi Bokor) cách thị xã Kampot (thuộc tỉnh Kampot) khoảng 10 km về hướng Tây Nam. Đây là nơi hành hương, tham quan và vui chơi của Vương quốc Campuchia.

Đối với một số người Việt và người Khmer, thì đây còn là ngọn núi thiêng, gắn liền với rất nhiều những truyền thuyết, huyền thoại.

Tiếng Khmer gọi núi Tà Lơn là ភ្នំ​បូកគោ /Phnom Bokor/, tức núi Bướu Bò (ngọn núi hình cái bướu con bò). read more

Rạch Giá

Rạch Giá là thành phố biển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, chính trị và xã hội của tỉnh Kiên Giang.

Về tên gọi Rạch Giá (chữ Hán: Giá Khê) có 2 giả thuyết:

  • Một ý kiến cho rằng tên gọi này do đọc chệch từ tiếng Khmer ក្រមួនស /Krâmuŏn Sâ / hoặc / Kramuon Sar / (sáp trắng) mà ra, tuy nhiên sự biến âm này thiếu tính thuyết phục;
  • Ý kiến khác (dựa theo Sơn Nam) thì cho rằng tên Rạch Giá có từ thời chúa Nguyễn, khi ấy ở đây có rất nhiều cây giá bên bờ rạch, đất rộng và hoang vu, dân cư thưa thớt, đa số là người Khmer và người Việt, giả thuyết hợp lý và đáng tin cậy.

Tiếng Khmer gọi Rạch Giá là រាជា / riecie, Réachéa/: vua chúa. Nhưng có lẽ chỉ là cách phiên âm từ tiếng Việt là Rạch Giá sang Khmer.

Gốc tên gọi địa danh này là ក្រមួនស /Krâmuŏn Sâ / hoặc / Kramuon Sar /: read more

Tịnh Biên

Tịnh Biên là một huyện miền núi của tỉnh An Giang, Việt Nam.

Theo Huỳnh Công Tín:
Tên gọi địa danh có thể từ “Tuy Biên” thành “Tĩnh Biên”, rồi “Tịnh Biên” (vùng đất biên giới thanh bình).

Chữ Hán Tịnh Biên là 淨邊 hoặc 淨边: biên giới yên tĩnh.

Tiếng Khmer gọi Tịnh Biên là ក្របៅ / Krâbau /, tức cây/dây Nhãn Lồng, Chùm Bao, Lạc Tiên.

Dây nhãn lồng quá quen thuộc với người Nam Bộ và không lạ gì nếu vùng đất Tịnh Biên có nhiều cây nhãn lồng và được gọi tên như vậy. read more

Kế Sách

Kế Sách là một huyện của tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam.

Theo Vương Hồng Sển và Đào Văn Hội: Kế Sách xuất phát từ cách gọi của người Khmer là Khsach (Phnor Khsắt: Giồng Cát) đọc trại thành Kế Sách.

Tiếng Khmer: ខ្សាចំ /ksac/: cát

ខ្សាច់ () sand

IPA: /ksac/

https://kheng.info/search/?query=%E1%9E%81%E1%9F%92%E1%9E%9F%E1%9E%B6%E1%9E%85%E1%9F%8B

  • ខ្សា (n) [ksac] : cát sỏi
  • ចំ ( adj ) [cɑm]: thẳng đứng

https://en.wiktionary.org/wiki/%E1%9E%81%E1%9F%92%E1%9E%9F%E1%9E%B6%E1%9E%85%E1%9F%8B

Orthographic and Phonemicខ្សាច់
k̥ʰsāc´
WT romanisationkhsac
(standardIPA(key)/kʰsac/

Vietnamese: Kế Sách (a district) read more

Cà Mau

Cà Mau là tỉnh ven biển ở cực nam của Việt Nam, nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Tên gọi Cà Mau (chính tả cũ: Cà-mâu) được hình thành do người Khmer gọi tên vùng đất này là តឹកខ្មៅ / Tœ̆k Khmau / “Tưk Kha-mau”, có nghĩa là nước đen. Do Nước đen là màu nước đặc trưng do lá tràm của thảm rừng tràm U Minh bạt ngàn rụng xuống làm đổi màu nước.

  • តឹក ( n ) [tək] : kho lúa, vựa, nhà kho, bồ lúa
  • ខ្មៅ ( adj ) [kmav] : màu đen

Vậy nói Cà Mau là “nước đen” có lẽ cũng không đúng lắm. Phải chăng là “cái kho lúa màu đen” hoặc “vựa lúa ở vùng đất đen”? read more

Mang Thít

Mang Thít là tên một huyện ở tỉnh Vĩnh Long. Mang Thít xưa có tên gọi là Măng Thít hay Mân Thít.

Theo link của viện ngôn ngữ Estonia thì tiếng Khmer gọi Mang Thít là: កំពង់តែអុង / Kâmpóng Tê’ŏng / hoặc / Kampong Tea Ong/, có thể là Bến Ấm Trà?

Sóc Trăng

Sóc Trăng là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long thuộc Việt Nam, nằm ở cửa Nam sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 231 km, cách Cần Thơ 62 km.

Tên gọi Sóc Trăng do từ Srok Kh’leang của tiếng Khmer mà ra.

Srok tức là “xứ”, “cõi”, Kh’leang (ឃ្លាំង) là “kho”, “vựa”, “chỗ chứa bạc”. Srok Kh’leang là xứ có kho chứa bạc của nhà vua. Tiếng Việt phiên âm ra là “Sốc-Kha-Lang” rồi sau đó thành Sóc Trăng. read more

Hồng Dân

Hồng Dân là một huyện phía Bắc của tỉnh Bạc Liêu. Huyện Hồng Dân được đặt theo tên Trần Hồng Dân (1916-1946), người chiến sĩ cộng sản chống Pháp lúc bấy giờ.

Người Khmer gọi Hồng Dân là ក្បាលក្រពើ / Kbal Krâpeu / /Kbal Kropu/ /Kbal Kro Pơ/, tức Đầu Sấu.

  • ក្បាល ( n ) [kbaal] : cái đầu, phía trước
  • រពើ ( n ) [krɑpəə] : con cá sấu

Ở thành phố Cần Thơ có địa danh cầu Đầu Sấu, vàm Đầu Sấu. Phải chăng cũng có điểm tương đồng?


Hồng Dân ក្បាលក្រពើ Kbal Krâpeu Kbal Krâpeu Kbal Kropu Kbal Kro Pơ đầu sấu cá sấu. read more

Tiểu Cần

Tiểu Cần là một huyện nằm về phía tây của tỉnh Trà Vinh, thuộc tả ngạn sông Hậu.

Tiếng Khmer gọi Tiểu Cần là កញ្ចោង / Kânhchaông / hoặc [kɑɲcaoŋ] , tức là cái bành (kiệu) voi của vua quan.

bành voi, kiệu voi quân Angkor, Khmer cổ đại កញ្ចោង
Trận chiến trên lưng voi giữa vua Siam Naresuan và hoàng tử Miến (theo http://thairesidents.com/lifestyle/naresuan-museum-celebrates-rich-history/)