Cao Văn Nghiệp – “GIA ĐỊNH KINH” LÀ GÌ?

Trong Đại Nam nhất thống chí (tỉnh Gia Định, mục Kiến trí duyên cách) của Quốc Sử quán triều Nguyễn, bản dịch của Nguyễn Tạo 1959[1] có các đoạn sau đây:

“Xưa nước Phù-nam 扶 南 sau bị Chân-lạp thôn tính, gọi là Thủy Chân-lạp, gọi là Giản-phố-trại 柬 埔 寨. Đầu năm Kỷ-vị (1739) vua Thái-tông Hiếu-triết-Hoàng-Đế (bản triều) mệnh tướng mở biên cảnh, lập đồn dinh ở Tân-mỹ. Năm mậu-dần (1758) (sic) vua Hiển-Tông-Minh Hoàng-Đế[2] lại mệnh Thống-suất chưởng-cơ Nguyễn-hữu-Cảnh kinh lược đất ấy, đặt phủ Gia-định lấy xứ Sài-côn làm huyện Tân-bình, dựng dinh Phiên-trấn đặt chức Giám-quân cai-bộ và ký-lục để cai trị, năm Bính-thân (1776) bị Tây-sơn hãm lấy. Năm Định-dậu (1777) Thế-tổ Cao-Hoàng-Đế cử binh Long-xuyên thu phục Sài-côn[3]. Năm Kỷ-hợi (1780) vua khiến tu định địa-đồ lập địa-giới dinh Phiên-trấn. Năm canh-tuất (1790) bắt đầu đắp thành Bát-quái trên gò cao thôn Tân-khai, tổng Bình-dương gọi là Gia-định-Kinh. Niên hiệu Gia-long nguyên-niên (1802) cải tên phủ Gia-định làm trấn Gia-định đặt Trấn quan để thống trị[4]. Năm thứ 7 cải làm Gia-định thành đặt một Tổng-trấn, 1 Hiệp-tổng-trấn và 1 Phó-tổng-trấn thống trị trấn Phiên-an, Biên-hòa, Định-tường, Vĩnh-thanh, Hà-tiên, lại kiêm lãnh trấn Bình-thuận ở xa nữa. read more

Cao Văn Nghiệp – CHEK CHVEA/ CHUỐI JAVA/ CHUỐI HỘT (?)

Theo một số trang mạng tiếng Khmer, ចេកជ្វា (Google phiên âm là “chek chvea” và dịch là “chuối Java”) là một loại chuối có hình dáng giống ចេកណាំវ៉ា (chek navea)[*] nhưng trái chứa nhiều hột to, khi chín khó ăn. Chuối này được trồng để lấy lá và thân; trái non được dùng làm món dưa chua thơm ngon. Về mục đích y học, chuối Java có thể làm giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường, trái già có thể dùng làm thuốc chữa bệnh dạ dày. read more

Cao Văn Nghiệp: TIỂU-CÂU ĐỒ-BÀ & RẠCH CHÀ VÀ

TIỂU-CÂU ĐỒ-BÀ & RẠCH CHÀ VÀ

Trong Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, Tu Trai Nguyễn Tạo dịch (Nha Văn hoá, Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hoá, 1972) có các đoạn sau đây nói về huyện Vĩnh An thuộc trấn Vĩnh Thanh:

“HUYỆN VĨNH-AN

Nguyên trước là tổng nay đổi làm huyện, lãnh 2 tổng, 81 thôn, phường; phía đông giáp huyện Vĩnh-bình lấy từ ngư-câu ngang đến tiểu-câu Đồ-bà[1] rồi đến cửa sông Cái-bồn làm giới-hạn; phía tây giáp phủ Nam-vang Cao-miên lấy cửa sông Tiền-giang ngang đến thượng-khẩu Hậu-giang làm giới hạn; phía nam giáp huyện Vĩnh-định lấy thượng-khẩu Hậu-giang xuống đến cửa sông Cái-bồn làm giới hạn; phía bắc lấy thượng-khẩu Tiền-giang bao cả những cù lao Cái Vừng, bãi Tê, bãi Tân, bãi Ngưu, bãi Long ẩn, Cai-nga, Tân-phụng, Vĩnh-long đến bờ nam nửa sông cái làm giới hạn. read more

Cao Văn Nghiệp – 4 CÙ LAO “CÁI VỪNG”, “TÁN DÙ”, “CHÀ VÀ”, “MA” Ở THƯỢNG LƯU SÔNG TIỀN

Cá Vàng cùng với Lê Ngọc Quốc và 5 người khác.

Yêu thích  · 1 giờ  ·

Cá Vàng – 4 CÙ LAO “CÁI VỪNG”, “TÁN DÙ”, “CHÀ VÀ”, “MA” Ở THƯỢNG… | Facebook

4 CÙ LAO “CÁI VỪNG”, “TÁN DÙ”, “CHÀ VÀ”, “MA” Ở THƯỢNG LƯU SÔNG TIỀN

Trong sách Gia Định thành thông chí (Quyển 2: Sơn xuyên chí, mục Trấn Vĩnh Thanh) của Trịnh Hoài Đức, Phạm Hoàng Quân dịch, chú và khảo chứng (Nxb Tổng Hợp Tp. HCM, 2019) có các đoạn sau đây:

“Long Sơn châu (tục gọi là cù lao Cái Vừng)[848], ở thượng lưu sông Tiền, dài 47 dặm, lồi lõm góc cạnh giống như đầu rồng, phía đông cách đạo thủ mới Tân Châu 5 dặm rưỡi, cách trấn lỵ về phía tây 174 dặm rưỡi, thôn Phú Lâm ở đó[849], kế bên đông có Tán Dù châu [cù lao Long Khánh][850], lại về đông có Đồ Bà châu [cù lao Chà Và[851], [ba cù lao] bày hàng chữ nhất mà theo thứ bực lớn nhỏ. Nơi đây rừng tre um tùm, đường sông thông nhau, bờ phía tây là đồn mới Tân Châu, bờ phía đông là đồn mới Chiến Sai, bờ phía bắc là đồn mới Hùng Ngự [Hồng Ngự], là nơi quan ải được địa thế hùng mạnh hiểm yếu.” (tr.113) read more

Các địa danh: cù lao Chà Và, cù lao Tản Dù, cù lao Cái Vừng

Không có mô tả ảnh.

Cù lao Chà Và

Lê Ngọc Quốc

Cù lao Chà Và:

– Địa bạ An Giang 1836 cụ Nguyễn Đình Đầu dịch:

* Phủ Tuy Biên- Huyện Đông Xuyên- Tổng An Thành có thôn Long Khánh;

ở 2 xứ Chà Và Châu, Tản Dù Châu.

– Đông giáp sông, giáp thôn An Phong (tổng Phong Thạnh, huyện Kiến Đăng tỉnh Định Tường).

– Tây giáp sông và địa phận thôn Long Sơn.

– Nam giáp sông.

– Bắc giáp sông.

Nay Cù lao Long Khánh, gồm 2 xã Long Khánh A và B thuộc huyện Hồng Ngự. read more